14/06/2021 09:29

Chương V: Chương trình huấn luyện

1. Chương trình huấn luyện Hội đồng giáo xứù Lịch sử cứu độ, ba giai đoạn - Chuẩn bị - Thực hiện - Hoàn thành kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa

    Giáo Hội
- Thiết lập
- Sứ vụ
- Cơ chế tổ chức
- Đời sống
- Những bước thăng trầm trong lịch sử
    Người Kitô hữu giáo dân
- Ơn gọi và sứ vụ (đối chiếu với giáo sĩ và tu sĩ)
- Đời sống tư tế, ngôn sứ, phục vụ trong Giáo Hội và gia đình.
- Thánh Kinh, giáo lý, giáo huấn, Giáo luật của Giáo Hội trong đời sống người Kitô hữu.
    Giáo phận và giáo xứù
- Cơ chế tổ chức, chức năng, sinh hoạt.
- Đời sống như một cộng đoàn đức tin, tư tế, hiệp thông và phục vụ.
    Hội Đồng Giáo xứù
- Vai trò HĐGX trong việc quản trị và phục vụ giáo xứù.
- Sinh hoạt của HĐGX trong tinh thần liên đới hiệp thông.
- Nhiệm vụ tự rèn luyện nhằm nâng cao năng lực phục vụ.
    Thư mục
- Thánh Kinh
- Giáo Lý Công Giáo
- Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, Vui Mừng và Hy Vọng, Phụng Vụ Thánh.
- Sắc lệnh Tông Đồ Giáo Dân, Truyền Giáo
- Tuyên ngôn về Tự Do Tôn Giáo, Giáo Dục Công Giáo
- Tông Huấn Kitô hữu Giáo dân
- Giáo luật 1983
- Giáo huấn của Giáo Hội về con người, gia đình, xã hội, cộng đoàn giáo xứù
- Xây dựng sự hiệp thông trong Giáo Hội (gia đình, giáo xứù, giáo phận).
2.    Nội quy riêng của mỗi giáo xứù
    Tuỳ hoàn cảnh, mỗi giáo xứù có thể hình thành nội quy riêng dựa trên Chỉ nam HĐGX này
- Xác định chi tiết về việc tổ chức và điều hành giáo xứù, các khu xóm và các ban ngành mục vụ
- Về tuyển chọn (thời điểm, thể thức, nhiệm kỳ…) chọn bổn mạng Hội Đồng Giáo Xứ
- Có thể theo truyền thống chọn một vị thánh giáo dân Việt nam làm bổn mạng chung cho Hội Đồng Giáo Xứ
    Nhiệm vụ nội quy
- Xác định mô hình giáo xứù, giáo họ
- Định hướng mục vụ
- Nhằm mời gọi mọi thành phần góp sức thực hiện, và qua nỗ lực chung, cùng nhau :
+ Xây dựng tình đoàn kết huynh đệ và
+ Tinh thần hiệp thông trong giáo xứ và giáo phận
+ Làm chứng cho tình thương cứu độ của Thiên Chúa là Cha chung mọi người
    Nội quy cần được :
- Giáo dân góp ý
- Cha xứ phê chuẩn
- Nội quy có thể hình thành sau khi đã trao đổi và thống nhất cơ bản trong giáo hạt hoặc liên hạt

Phụ trương I
TỦ HỒ SƠ GIÁO XỨÙ
1. Giáo xứù phải có các sổ sách hàng xứ như trong Giáo luật điều 535 quy định :
§1. Trong mỗi giáo xứ phải có những sổ sách của giáo xứ, tức là sổ rửa tội, sổ hôn phối, sổ tử và những sổ khác theo những quy định của Hội Đồng Giám Mục hoặc của Giám Mục giáo phận; cha sở phải liệu để những sổ sách ấy được ghi chép kỹ lưỡng và được giữ gìn cẩn thận.
§2. Trong sổ rửa tội cũng phải ghi chú việc chịu phép thêm sức và những gì thuộc về tình trạng giáo luật của các Kitô hữu, như hôn phối, trừ những quy định của điều 1133, việc nhận dưỡng tử, việc lãnh chức thánh, việc tuyên khấn vĩnh viễn trong một hội dòng, cũng như việc thay đổi lễ điểm; tất cả những điều này luôn luôn phải được ghi lại trong chứng chỉ rửa tội.
§3. Mỗi giáo xứ phải có một con dấu riêng; các chứng chỉ về tình trạng giáo luật của các Kitô hữu, cũng như tất cả các văn thư có tầm quan trọng pháp lý đều phải được chính cha sở hoặc người thụ uỷ ký tên và phải đóng dấu của giáo xứ.
§4. Mỗi giáo xứ phải có một tủ hoặc một văn khố lưu giữ sổ sách của giáo xứ cùng với các thư từ của  Giám Mục và các tài liệu khác cần được lưu giữ vì nhu cầu hoặc vì lợi ích; tất cả các giấy tờ này phải được Giám Mục giáo phận hoặc người thụ uỷ kiểm tra trong dịp kinh lý hay vào một dịp thuận tiện khác; cha sở phải liệu sao đừng để các sổ sách đó lọt vào tay người ngoài.
§5. Những sổ sách lâu đời của giáo xứ cũng phải được giữ gìn cẩn thận, theo những quy định của luật địa phương.
2. Sổ sách và hồ sơ giáo xứù gồm có hai loại, loại mục vụ và loại quản trị tài chính
Loại Mục Vụ
1. Sổ sách có tính bắt buộc gồm có
- Sổ Rửa Tội.
- Sổ Thêm Sức
- Sổ Hôn Phối
- Sổ Tử (x. GL 535; 895)
- Hồ sơ gồm có thư từ của Giám mục và các văn thư quan trọng khác, cần được sắp xếp thứ tự và cập nhật hoá (x. GL 535)
2. Sổ sách nhiệm ý (tuỳ theo truyền thống và quy định của giáo phận) gồm có :
- Sổ Hôn Phối đặc biệt (x. GL 1133)
- Sổ Rước lễ lần đầu
- Sổ Rước lễ Bao đồng trọng thể
- Sổ họ (Status animarum)
Loại quản trị tài chính
1. Giáo luật điều 1283 20-30 :
20 làm một bản kiểm kê chính xác và chi tiết các bất động sản, động sản quý giá hoặc có giá trị văn hoá cách nào đó, cũng như các tài sản khác, cùng với sự mô tả và thẩm định các giá trị của những tài sản ấy, và họ phải ký tên vào đó; một khi đã được thực hiện, bản kiểm kê này phải được xác nhận;
30 một bản của bản kiểm kê phải được lưu trữ trong văn khố quản trị, một bản trong văn khố của toà giám mục; mọi thay đổi liên hệ đến di sản cần phải được ghi chú trong cả hai bản.
2. Giáo luật điều 1284 §2,90 : “sắp xếp cẩn thận và lưu trữ trong một văn khố chắc chắn và thích hợp các văn kiện và các hồ sơ làm nền tảng cho quyền lợi của Giáo Hội hoặc của cơ sở trên các tài sản đó; hơn nữa, ở nơi nào có thể thực hiện cách thuận tiện, phải gửi nộp cho văn khố toà giám mục những bản sao xác thực của những văn kiện ấy.”
3. Giáo luật điều 1284 §2,70 : “giữ sổ thu chi được ghi chép rõ ràng”.
4. Giáo luật điều 958 §1 : Sổ lễ giáo xứù có ghi rõ số lượng, số tiền, ý lễ, đã cử hành hay đã chuyển.
5. Giáo luật điều 955 §4 : Sổ này khác với sổ lễ cá nhân của mỗi linh mục phải có
6. Ngoài ra còn có các loại sổ nhiệm ý :
- Giáo luật điều 1307 §2 : Ngoài cuốn sổ được nói đến ở điều 958 §1, buộc phải có một sổ khác, trong đó phải ghi từng nghĩa vụ, việc thi hành nghĩa vụ cũng như những của dâng cúng; cha sở hay cha quản nhiệm buộc phải giữ cuốn sổ ấy.
- Sổ ghi chú các hoạt động tài chính của các giới và hội đoàn tông đồ trong giáo xứ.
7. Sổ Họ
- Trong tuyền thống của Giáo hội Việt nam, những vị “chánh trương, trùm họ” nói chung cộng tác với linh mục chánh xứ để thực hiện sổ sách, đặc biệt là Sổ họ, nhằm biết rõ hoàn cảnh các gia đình Công giáo trong khu xóm của mình
- Ngày nay Sổ Họ có thể được thực hiện dưới hình thức Tờ khai Gia đình Công giáo, tiện lợi cho việc sắp xếp, sử dụng, thống kê những con số cần cho kế hoạch mục vụ hằng năm trong giáo xứù, cho việc bổ sung mỗi khi có gia đình Công Giáo mới đến cư trú trong giáo xứù cũng như cho việc cập nhật hoá toàn bộ vào quý một hằng năm.
- Nhân sự thực hiện là các Ban điều hành các khu xóm, với sự trợ lực và phối hợp của Ban thường vụ, cách riêng của thư ký Hội Đồng Giáo Xứ.

PHỤ TRƯƠNG II
NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ TÀI SẢN GIÁO XỨÙ
1. Quyền sở hữu tài sản giáo xứù, giáo họ
- Tài sản giáo xứù, giáo họ là tài sản của Giáo Hội
- Phải được quản trị và sử dụng theo những nguyên tắc chung của Giáo Hội đề ra
2. Mục đích sử dụng
Giáo luật điều 1254 §2 : Tài sản của Giáo Hộâi phải được sử dụng đúng với mục đích là :
- Tổ chức việc thờ phượng Thiên Chúa
- Trợ cấp xứng đáng cho hàng giáo sĩ và các thừa tác viên khác
- Làm việc tông đồ và bác ái, nhất là đối với những người túng thiếu “trong thinh thần hiệp thông và tương trợ”
- Mục đích này gồm cả việc truyền giáo, đào tạo giáo sĩ, giáo dục lương tâm, đồng hành với giới trẻ…
3. Giám mục đứng tên chủ quyền (x. GL 1276 §2; 392 §2; 1267; 1277)
- Giám mục giáo phận là người lãnh đạo giáo phận và đứng tên chủ quyền mọi tài sản của giáo phận.
- Do đó, ngài có toàn quyền để tổ chức, trách nhiệm kiểm tra, can thiệp và điều phối mọi hoạt động quản trị tài sản trong giáo phận.
4. Giám mục uỷ quyền cho các linh mục chánh xứ
Giáo luật điều 532; 1276; 1284 : Giám mục giáo phận uỷ quyền cho linh mục chánh xứ là người duy nhất chịu trách nhiệm đối với giáo phận
- Để quản trị tài sản giáo xứù
- Theo các quy định của Hội Thánh và giáo phận
- Như một người cha tốt lành và cần mẫn
5. Nhờ giáo dân chuyên viên tư vấn
- Giáo luật điều 228 §2; 537 : Giáo hội kêu gọi “những người giáo dân ưu tú về chuyên môn, khôn ngoan và đức hạnh, trợ giúp các vị mục tử với tư cách là chuyên viên hoặc cố vấn”
- Khi quản trị tài sản giáo xứù, cha xứ cần đến sự cộng tác của một số giáo dân trong xứ (được gọi là ban quản trị tài sản giáo xứ theo điều 7 của quy chế này), nhất là sự đóng góp ý kiến của Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ
6. Việc quản trị tài sản
Giáo luật điều 1280-1290 : Việc quản trị tài sản cần được thực hiện cách khôn ngoan và minh bạch, phù hợp với các quy định của Giáo Luật và dân luật.
- Sổ sách và hồ sơ quản trị phải được thực hiện chu đáo và bảo quản cận thận
- Giáo luật điều 493 : Hội đồng Mục vụ cộng tác trong việc dự trù các phương án chi thu và gây quỹ cho giáo xứù
- Giáo luật điều 1281 : Góp ý về những hành vi quản trị quan trọng và ngoại thường
- Giáo luật điều 1283 §2-3 : Cập nhật hoá danh sách thống kê, mô tả vá đánh giá các tài sản giáo xứù
- Giáo luật điều 1283,1284,1287, 1307, 958, 955 : Tuỳ hoàn cảnh địa phương, linh mục chánh xứ có thể mời thành viên của Hội Đồng trực tiếp thực hiện và kiểm tra sổ sách kết toán của giáo xứù
7. Quản trị quan trọng và ngoại thường
- Giáo luật điều 1281 : Giáo Hội yêu cầu giám mục giáo phận quy định những giới hạn và điều kiện khi giáo xứù thực hiện một hành vi quản trị quan trọng và ngoại thường
- Trong hoàn cảnh hiện nay của giáo phận, giám mục dành cho linh mục chánh xứ quyền bàn bạc với Hội đồng mục vụ, đề ra những giới hạn chi tiêu thông thường cho thủ quỹ, Hội Đồng Mục Vụ…
- Khi đệ trình giám mục để xin phép thực hiện một hành vi quản trị quan trọng và ngoại thường, linh mục chánh xứ phải đđính kèm biên bản cuộc họp đồng mục vụ thảo luận về công việc này.

PHỤ TRƯƠNG III
THỐNG NHẤT CÁC TỪ DÙNG
I. HĐGX viết tắt : HĐGX
Thay cho các từ đã dùng :
- Ban hành giáo
- Ban trị sự
- Ban chấp hành
- Ban mục vụ giáo xứ
II. HỘI ĐỒNG GIÁO HỌ viết tắt : HĐGH
Thay cho các từ đã dùng :
- Ban Trùm Họ
- Ban khu xóm
- Ban họ đạo
- Ban xóm đạo
III. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁO XỨ (HĐGX)- CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁO HỌ (HĐGH)
- Nên dùng từ “Chủ tịch” thay cho các từ đã dùng : Chánh Trương (cấp giáo xứ) - Trùm (cấp giáo họ)
- Tuy nhiên nơi nào chưa quen, vẫn có thể dùng từ cũ “Chánh trương hay Trùm” v.v.
IV. BAN THƯỜNG VỤ HAY BAN THƯỜNG TRỰC
- Ban thường : vừa có tính thường trực để lắng nghe, tiếp nhận công việc, vừa có thẩm quyền giải quyết ngay các vấn đề, không còn phải chờ cấp nào khac
- Còn ban thường trực : chỉ có nhiệm vụ trực (hiện diện) để nhận việc mà không được tự tiện giải quyết, vì không có thực quyền
- Nay dùng từ ban thường vụ thay thế các từ khác như : Ban chấp hành, Ban điều hành, Ban hành giáo, Ban thường trực v.v. theo nghĩa trên
II. CÁC CHỨC DANH TRONG HỘI ĐỒNG GIÁO XỨÙ
1. Các chức danh cấp giáo xứù
a) Chủ tịch Hội đồng giáo xứù = (thay chánh trương)
b) Phó 1 nội vụ = (thay phó trương)
c) Phó 2 ngoại vụ = (thay phó trương)
d) Thư ký
e) Thủ quỹ
2. Các chức danh cấp giáo họ (giống như cấp giáo xứù)
a) chủ tịch hội đồng giáo họ = (thay trùm chánh)
b) Phó 1 nội vụ = (thay trùm phó)
c) Phó 2 ngoại vụ = (thay trùm phó)
d) Thư ký
e) Thủ quỹ
3. Ủy viên Hội đồng Giáo Xứù  
Là những viên chức Hội Đồng Giáo Xứù, không thuộc Ban thường vụ, nhưng có vai trò nhiệm vụ quan trọng trong giáo xứù và giáo họ hay là đại diện (hội trưởng) của những tổ chức đoàn thể quan trọng trong giáo xứù