1.2. Cơ cấu tổ chức
Thành viên là linh mục đoàn giáo phận.
Ban điềâu hành gồm 1 trưởng, 1 thủ quĩ và 6 cha quản hạt.
- Trưởng : do linh mục đoàn bầu, nhiệm vụ; chịu trách nhiệm chung, lên kế hoạch, đường hướng cụ thể;
- Thủ quĩ : giữ ngân khoản và sổ sách thu, chi.
1.3. Hoạt động
Mỗi quý họp một lần và những dịp đặc biệt.
- Báo cáo tổng kết nguồn thu và chi trong quý
- Bàn thảo kế hoạch kiện toàn hơn cho quý tới
1.4. Quĩ hoạt động do các nguồn sau :
- Hàng tháng mỗi linh mục dâng hai ý lễ.
- Sự trợ giúp của các cá nhân hoặc đoàn thể trong và ngoài nước.
- Hàng năm tổ chức ngày cầu nguyện và giúp đỡ các linh mục, cách riêng các linh mục già yếu, ốm đau, bệnh tật. Ngày này được tổ chức vào Chúa nhật liền sau ngày lễ kính thánh Gioan Maria Vianey, quan thầy các linh mục.
- Về việc sử dụng quỹ, ban điều hành sẽ soạn nội quy chi tiết và thông qua linh mục đoàn.
1.5. Nhiệm kỳ
Ban điều hành nhiệm kỳ 5 năm và được tái cứ nhiều lần
2. THUYÊN CHUYỂN LINH MỤC
2.1. THỦ TỤC GIẢI NHIỆM CÁC CHA SỞ
Điều 1740
Khi thừa tác vụ của một cha sở trở nên nguy hại hay ít là không có hiệu quả vì một lý do nào đó, dù không phải là lỗi nặng của ngài, thì ngài có thể bị Giám Mục giáo phận giải nhiệm khỏi giáo xứ.
Điều 1741
Những lý do chính yếu khiến cho cha sở có thể bị giải nhiệm một cách hợp pháp khỏi giáo xứ là :
10 cách thức hành động gây thiệt hại hay xáo trộn nặng cho sự hiệp thông trong Giáo Hội.
20 sự thiếu khả năng hoặc bệnh tật thường xuyên về tinh thần hay thể xác khiến cho cha sở không đủ sức chu toàn nhiệm vụ của mình một cách hữu hiệu;
30 sự mất thanh danh nơi các giáo dân lương thiện và đứng đắn, hoặc sự hiềm khích chống lại cha sở mà người ta dự kiến là sẽ không chấm dứt trong thời gian ngắn;
40 vẫn có sự chểnh mảng nghiêm trọng hoặc vẫn vi phạm các nhiệm vụ của cha sở sau khi đã bị cảnh cáo;
50 việc quản trị bê bối những tài sản vật chất khiến cho Giáo Hội bị thiệt hại nặng nề, mỗi khi không có một sự đền bù nào khác cho sự hiệt hại này.
Điều 1742
§1. Nếu thấy có một lý do như được nói đến ở điều 1740 sau khi đã điều tra, Giám Mục sẽ thảo luận vấn đề với hai cha sở được hội đồng linh mục tuyển chọn cách cố định từ nhóm các linh mục được thành lập vì mục đích này, theo lời đề nghị của Giám Mục. Sau đó, nếu nhận thất phải đi đến quyết định giải nghiệm, Giám Mục phải lấy tình cha con thuyết phục cha sở từ nhiệm trong thời hạn mười lăm ngày, sau đó đã nói cho ngài biết lý do và các luật cứ để sự giải nhiệm được hữu hiệu.
§2. Đối với những cha sở là thành viên của một dòng tu hoặc của một tu đoàn tông đồ, thì phải giữ những quy định của điều 682§2.
Điều 1743
Không những cha sở có thể đệ đơn xin từ nhiệm cách đơn thường, mà ngài còn có thể đệ đơn xin từ nhiệm với điều kiện nữa, miễn là điều kiện đó có thể được Giám Mục chấp nhận một cách hợp pháp và được ngài chấp thuận thật sự.
Điều 1744
§1. Nếu cha sở không trả lời trong thời hạn đã được ấn định, Giám Mục phải nhắc lại lời yêu cầu đương sự từ nhiệm và phải gia hạn thời gian hữu dụng để đương sự trả lời.
§2. Nếu Giám Mục biết rõ cha sở đã nhận được thư yêu cầu thứ hai mà không trả lời, mặc dầu không bị ngăn trở gì, hoặc nếu cha sở không chịu từ nhiệm mà không đưa ra lý do nào, thì Giám Mục phải ban hành sắc lệnh giải nhiệm.
Điều 1745
Tuy nhiên, nếu cha sở chống lại lý do được viện dẫn và những luận cứ được kèm theo, bằng cách đưa ra những lý chứng mà Giám Mục xét thấy là không đầy đủ, để hành động hữu hiệu, Giám Mucï phải :
10 yêu cầu cha sở viết một bản tường trình về những điều mình kháng nghị, sau khi đã nghiên cứu các án từ và, hơn nữa, phải viện dẫn những chứng cớ trái ngược, nếu có;
20 cân nhắc vấn đề cùng với những cha sở được nói đến ở điều 1742§1 sau khi đã bổ túc việc thẩm cứu, nếu cần, trừ khi những vị phạm này bị ngăn trở, thì phải chỉ định những vị khác.
30 sau hết, quyết định có nên giải nhiệm cha sở hay không và phải lập tức ra một sắc lệnh về việc đó.
Điều 1746
Sau khi đã giải nghiệm cha sở, Giám Mục phải liệu trao cho đương sự một chức vụ khác, nếu đương sự có khả năng, hoặc ban cho đương sự một khoản tiền cấp dưỡng, tuỳ trường hợp và nếu hoàn cảnh cho phép.
Điều 1747
§1. Cha sở bị giải nhiệm phải ngưng thi hành nhiệm vụ cha sở, phải rời khỏi nhà xứ càng sớm càng tốt và phải trao lại tất cả những gì thuộc về giáo xứ cho người mà Giám Mục sắp trao giáo xứ cho.
§2. Tuy nhiên, nếu trường hợp một cha sở đau yếu không thể di chuyển khỏi nhà xứ đến nơi khác mà không sinh bất tiện, Giám Mục phải để cho đương sự sử dụng nhà xứ, kể cả việc sự dụng độc quyền, bao lâu việc đó còn cần thiết
§3. Bao lâu việc thượng cầu chống lại sắc lệnh giải nhiệm chưa được giải quyết, Giám Mục không thể bổ nhiệm một cha xứ mới, nhhưng trong khi chờ đợi phải liệu cho giáo xứ ấy có vị giám quản giáo xứ.
2.2. THỦ TỤC THUYÊN CHUYỂN CÁC CHA SỞ
Điều 1748
Nếu thiện ích của các linh hồn hay những nhu cầu hoặc lợi ích của Giáo Hội đòi hỏi thuyên chuyển một cha xứ từ giáo xứ ngài đang lãnh đạo cách hữu hiệu, đến một giáo xứ khác, hoặc sang một chức vụ khác, Giám Mục phải đề nghị việc thuyên chuyển này với đương sự bằng văn thư, và khuyên đương sự chấp thuận vì lòng yêu mến Chúa và các linh hồn.
Điều 1749
Nếu cha sở không muốn tuân theo đề nghị và những lời khuyến dụ Giám Mục thì phải trình bày lý do trên giấy tờ.
Điều 1750
Bất chấp những lý do được viện dẫn, nếu Giám Mục quyết định không rút lại đề nghị của mình, thì ngài phải cân nhắc các lý do thuận hay bất thuận việc thuyên chuyển với hai cha sở được chọïn, chiếu theo quy tắc của điều 1742§1; nhưng nếu sau đó ngài xét thấy cần phải thuyên chuyển, thì ngài lấy tình cha con mà khuyên bảo đương sự một lần nữa.
Điều 1751
§1. Sau khi đã thực hiện những việc ấy, nếu cha sở vẫn còn từ chối và nếu Giám Mục xét thấy cần phải thuyên chuyển, ngài phải ban sắc lệnh thuyên chuyển và quy định rằng giáo xứ sẽ khuyết vị sau khi mãn thời hạn đã được ấn định.
§2. Sau khi thời hạn này trôi qua cách vô ích, Giám Mụ phải tuyên bố xứ khuyết vị.
Điều 1752
Trong các vụ thuyên chuyển, phải áp dụng những quy định của điều 1747, phải giữ sự hợp tình hợp lý theo giáo luật và phải nhằm vào ơn cứu rỗi các linh hồn là luật tối thượng trong Giáo Hội.
3. GIÁO HỌ LÊN GIÁO XỨ
3.1. Khái niệm giáo xứ
“Giáo xứ là một cộng đoàn Kitô hữu nhất định được thiết lập cách bền vững trong Giáo Hội địa phương, mà trách nhiệm mục vụ ược uỷ thác cho cha sở như là chủ chăn riêng của giáo xứ ấy, dưới quyền Giám Mục giáo phận” .
3.2. Thành lập giáo xứ
3.8.4. Tiêu chuẩn để thành lập giáo xứ cần hội đủ ba yếu tố :
- Một cộng đoàn tín hữu;
- Một cha xứ để lãnh đạo (chủ chăn)
- Việc chăm lo về mục vụ trong vai trò chủ chăn của cha xứ với số giáo dân được trao phó.
Một cộng đoàn tín hữu : Một Giáo xứ là một cộng đoàn gồm những người đã được Rửa tội, vì qua Bí tích Rửa tội một người trở thành thông hiệp với Giáo Hội Chúa Kitô, được trở thành thành viên của Giáo Hội, được hưởng mọi quyền lợi cũng như chia sẻ mọi trách nhiệm của một Kitô hữu. Những người chưa Rửa tội không được coi là thành viên của giáo xứ và vì thế, họ không thuộc về Giáo Hội. Tuy nhiên, điều 771 §2 có qui định rằng : “Giám mục và các linh mục cũng cần rao giảng Lời Chúa cho những người ngoại giáo hiện cư trú trong lãnh thổ của mình trách nhiệm, vì họ cũng là đối tượng của việc chăm sóc mục vụ của các chủ chăn.” Điều 383 §4 và 528 §1 cũng nhắc nhở các Giám Mục và các linh mục về nhiệm vụ này.
Một Giáo xứ luôn luôn có một danh sách giáo dân rõ ràng và thường xuyên. Danh sách này có thể bị ảnh hưởng qua các yếu tố như di dân, tị nạn hay vì công ăn việc làm của một số tín hữu phải di chuyển thường xuyên. Điều 516 có qui định về vấn đề này như sau : “Ở đâu các cộng đoàn không thể thành lập thành Giáo xứ hay Chuẩn giáo xứ được, thì Giáo Mục giáo phận phải dự liệu việc săn sóc mục vụ cho họ bằng cách khác.”
Một chủ chăn : “Mỗi Cha xứ chỉ phải giữ việc săn sóc một giáo xứ; tuy nhiên, nếu vì thiếu các Linh mục hoặc vì hoàn cảnh nào khác, một Cha xứ có thể được ủy thác săn sóc nhiều Giáo xứ gần kề nhau. Trong mỗi Giáo xứ chỉ được có một Cha xứ hoặc một vị điều hành theo quy tắc của điều 517, §1; mọi thói quen trái nghịch cần phải bị bãi bỏ và mọi đặc ân phản nghịch cần phải bị thâu hồi.”
Việc chăm lo mục vụ giáo xứ : Mục vụ trong Giáo xứ là một trong ba yếu tố cần thiết của Giáo xứ và là thể hiện sinh hoạt của Giáo xứ. Mục vụ trong Giáo xứ bao gồm việc ban phát các Bí tích, Phụng vụ Lời Chúa và đáp ứng các nhu cầu thiêng liêng khác như dạy giáo lý và rao giảng Tin Mừng.
Cha xứ có bổn phận dự liệu để Lời Chúa được rao truyền cách toàn vẹn cho mọi người đang cư ngụ trong Giáo xứ .
Cha xứ phải cố gắng để Bí tích Thánh Thể trở nên trung tâm của cộng đoàn giáo xứ .
Để siêng năng chu toàn chức vụ chủ chăn, Cha xứ hãy tìm cách hiểu biết mọi tín hữu đã ủy thác cho mình săn sóc . Cha xứ phải quan tâm những trách vụ đã được ủy thác đặc biệt là mục vụ các Bí tích .
3.8.5. Thành lập giáo xứ
“Chỉ duy có Giám Mục giáo phận có quyền thành lập, giải tán hoặc thay đổi các giáo xứ; tuy nhiên ngài không nên thành lập, giải tán hoặc thay đổi một cách đáng kể các giáo xứ mà không tham khảo ý kiến Hội Đồng Linh Mục” .
“ Theo luật chung, giáo xứ phải có tính cách tòng thổ, nghĩa là bao gồm tất cả các tín hữu thuộc một địa sở nhất định; tuy nhiên ở đâu thấy thuận lợi, cũng có thể thiết lập các giáo xứ tòng nhân xét vì lý do lễ điển, ngôn ngữ, quốc tịch của các tín hữu thuộc về một lãnh thổ hay kể cả vì một lý do nào khác” .
3.3. Điều kiện giáo họ lên xứ trong giáo phận Thái Bình
Với những điều liên quan đến giáo xứ như trên, Giám Mục cùng toàn thể giáo phận thống nhất những tiêu chuẩn để một giáo họ khi đã hội đủ các quyền hạn và nghĩa vụ theo giáo luật. Dựa theo các điều kiện :
3.3.1. Cộng đoàn Kitô hữu
- Số Kitô hữu trong giáo họ tối thiểu 500 nhân danh.
- Các ban ngành đoàn hội tương đối đủ
3.3.2. Hoàn cảnh
- Xa nhà xứ,
- Cách trở ngăn sông,
- Là trung tâm các họ giáo lân cận
- Ưu tiên điểm truyền giáo, khu hành hương trong giáo phận.
- Khi giáo họ được tách ra, giáo xứ gốc (gồm họ nhà xứ và các họ lẻ) vẫn còn ít nhất 500 Kitô hữu.
3.3.3. Cơ sở vật chất : nhà thờ, nhà chung, ruộng vườn…
Sau khi đã xem xét điều kiện, hoàn cảnh hoàn cảnh cụ thể các họ xin lên xứ, Giám mục cùng Hội đồng tư vấn, Hội đồng linh mục quyết định...
3.4. Quyền lợi và bổn phận
“Một khi đã được thành lập hợp lệ, giáo xứ đương nhiên được hưởng tư cách pháp nhân” .
3.5. Giải thể
“Chỉ một mình Giám Mục giáo phận thành lập, bãi bỏ hoặc thay đổi giáo xứ; ngài không nên thành lập, giải thể hoặc thay đổi các giáo xứ một cách đáng kể mà không tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục.
Một khi đã được thành lập hợp lệ, giáo xứ đương nhiên được hưởng tư cách pháp nhân” .
“Pháp nhân tự bản chất là vĩnh viễn; tuy nhiên, pháp nhân cũng chấm dứt, nếu bị nhà chức trách có thẩm quyền chính thức bãi bỏ, hoặc đã ngưng hoạt động từ một trăm năm; pháp nhân tư cũng chấm dứt, nếu chính hiệp hội bị giải thể chiếu theo quy chế, hoặc nếu theo sự phán đoán của nhà chức trách có thẩm quyền, chính quỹ cũng không còn nữa, chiếu theo quy chế” .
4. THÁNH HIẾN NHÀ THỜ
Giáo luật điều 1214 định nghĩa nhà thờ : “Được hiểu là tòa nhà thánh dành riêng cho việc thờ phượng Thiên Chúa, nhà thờ là nơi các tín hữu có quyền vào để thi hành việc thờ phượng Thiên Chúa, nhất là việc thờ phượng công”.
Theo truyền thống Thánh Kinh, thánh hiến là việc tách riêng một người, một nơi chốn hay một vật vào việc phụng thờ Thiên Chúa.
Nhà thờ được xây dựng làm nhà để mãi mãi chỉ dùng vào việc tập họp dân Chúa và cử hành các mầu nhiệm thánh, nên nhà thờ trở thành nhà của Thiên Chúa. Do đó, theo truyền thống cổ kính của Hội Thánh, nhà thờ cần được thánh hiến cho Thiên Chúa theo nghi lễ long trọng.
Điều kiện để một nhà thờ được thánh hiến
Nhà thờ là nơi đặc biệt dành riêng cho việc phụng thờ Thiên Chúa. Vì tầm quan trọng đặc biệt của nhà thờ, nên Giáo luật điều 1217 §1 : “Một khi đã được xây dựng xong, nhà thờ mới phải được cung hiến sớm hết sức, hoặc ít là phải được làm phép, theo luật phụng vụ thánh”. Và §2 “Các nhà thờ, nhất là nhà thờ chính tòa và nhà thờ giáo xứ, phải được cung hiến cách trọng thể”.
Theo luật chung (Giáo luật và luật Phụng vụ) bất cứ nhà thờ nào cũng được thánh hiến với điều kiện :
- Nhà thờ khang trang, sạch sẽ, chắc chắn;
- Bàn thờ bằng đá có thẩm mỹ và chưa được thánh hiến;
- Phải có cha xứ dâng lễ thường xuyên ở nhà thờ đó.
Thủ tục để một nhà thờ được thánh hiến
- Cha xứ làm đơn xin được thánh hiến nhà thờ
- Giám Mục chấp nhận đơn xin được thánh hiến nhà thờ
- Cha xứ làm đơn xin Giám Mục xương thánh tử đạo
- Đơn thánh hiến nhà thờ được làm thành ba bản : một lưu tại công hàm tòa giám mục; một lưu tại công hàm giáo xứ và một đặt cùng xương thánh tử đạo tại bàn thờ vừa được thánh hiến. Trong đơn ghi rõ ngày tháng năm thánh hiến và Giám Mục cử hành.
- Nghi thức thánh hiến theo “sách Nghi Lễ Giám Mục – Caeremoniale Episcoporum”
- Nhận tước hiệu nhà thờ (bất cứ tước hiệu nào về Thiên Chúa, Đức Mẹ, Thiên thần và các thánh có trong lễ quy Rôma).
Việc thánh hiến nhà thờ trong giáo phận Thái Bình
- Ngoài những điều kiện phải có nói ở mục 2, nhà thờ nào được thánh hiến hay không là tùy ở Giám Mục giáo phận xét thấy thiện ích của việc thánh hiến.
- Nhà thờ đẹp, chắc chắn và hầu như không cần phải thay đổi hay sửa chữa những phần quan trọng trong vòng năm mươi năm.
- Nhà thờ đã được thánh hiến, việc sửa chữa hay thay đổi bất cứ cái gì phải có phép Giám Mục giáo phận.
- Nhà thờ đã được thánh hiến, hàng năm phải cử hành lễ kỷ niệm ngày thánh hiến (bậc lễ kính của giáo xứ).