14/06/2021 09:29

Chỉ Nam Giáo phận Thái Bình(Đường hướng mục vụ Giáo phận Thái Bình 2010-2015)

III. ĐƯỜNG HƯỚNG MỤC VỤ GIÁO PHẬN THÁI BÌNH 2010-2015 Theo đường hướng mục vụ của HĐGMVN và căn cứ vào các đề xuất của các linh mục trong Giáo phận dịp tĩnh tâm năm 2009, Giáo phận Thái Bình định ra đường hướng mục vụ năm 2010 như sau :


 

 
1.             Xây dựng sự hiệp thông và thống nhất trong toàn Giáo phận về mọi sinh hoạt mục vụ 
1.1.          Về linh mục :
+ Tăng cường nội dung tĩnh tâm tháng, thường huấn, hội thảo và làm việc chung giữa các linh mục
+ Tĩnh tâm tháng :
- Tổ chức tĩnh tâm tháng lẻ tại TGM (2 ngày)
- Tổ chức tĩnh tâm tháng chẵn tại Hạt (1 ngày)
- Chương trình và suy niệm : thống nhất chung 
- Hình thức : theo sáng kiến Hạt
- Ngày : thứ năm đầu tháng (cấp Hạt), thứ tư và thứ năm đầu tháng (cấp Giáo phận)
- Thời gian : Cấp Hạt, từ 8g00 đến 16g00, địa điểm do Hạt qui định.
Cấp Giáo phận, từ chiều hôm trước đến trưa hôm sau, địa điểm tại Tòa Giám Mục.
                Ngày hôm trước :
16g00 có mặt
17g00 : huấn đức
18g30 : cơm tối – giải trí
19g30 : lần hạt riêng
20g00 : giảng
20g30 : chầu TT
21g00 : kinh tối + nghỉ đêm
                Ngày hôm sau :
04g30 : thức
05g00 : kinh sáng + lễ + hồi tâm
-               Giảng lễ : chủ tế
-               Giảng tĩnh tâm : mời các đấng trong và ngoài giáo phận
06g30 : ăn sáng
07g30 : giảng tại nhà nguyện
08g30 : hồi tâm + xưng tội
10g00 : thảo luận mục vụ
11g30 : ăn trưa – bế mạc
1.2.          Về hội đồng giáo xứ :
+ Để thi hành sứ vụ có hiệu quả, cần nâng cao trình độ chuyên môn và tu đức cho các thành viên HĐGX, bằng việc học tập cuốn chỉ nam và ứng dụng thực hành.
2.             Trung tâm mục vụ
Để có điều kiện đào tạo và huấn luyện nhân sự :
-               Cần có một trung tâm mục vụ cấp giáo phận
-               Cũng vậy, các giáo xứ và giáo hạt nên có trung tâm mục vụ, để phục vụ các nhu cầu đào tạo huấn luyện.
3.             Truyền giáo
1.1.          Để có thể truyền giáo và tái truyền giáo có hiệu quả, cần quan tâm đến vai trò rất quan trọng và cần thiết của giáo dân, cần mở lớp đào tạo căn bản về truyền giáo cho giáo dân, cách riêng đào tạo giáo lý viên .
2.2.          Muốn có kết quả trong việc truyền giáo, các cấp từ Giáo phận đến giáo xứ, giám mục, linh mục phải có quyết tâm, chương trình hành động cụ thể : người, việc, ngân sách .v.v.
 
4.             Về một số qui định mục vụ
Cần nghiên cứu sâu rộng và có hướng giải quyết thống nhất trong toàn giáo phận về :
1.1.          Lễ đồng tế an táng : các ngoại lệ – đại ân nhân – hội đồng giáo xứ v.v.
2.2.          Việc khao vọng – ăn uống linh đình trong đám tang v.v.
5.             Về kinh phí cho các hoạt động mục vụ của Giáo phận
-               Mọi hoạt động mục vụ đều cần kinh phí
-               Làm sao để có được kinh phí ổn định, thì các việc mục vụ mới đạt được kết quả
-               Để hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động mục vụ của các ban ngành trong giáo phận, cần thực hành các việc sau : 
1)             Dành một ngày quyên góp chung (thứ tư lễ tro mùa chay) trong toàn Giáo phận.
2)             Hy sinh mùa chay : tất cả những hy sinh mùa chay đều được cụ thể hoá bằng cách tự nguyện rút bớt một phần tiền ăn hằng ngày của mình cho người nghèo.
3)             Cách thức :
a)             Ngày thứ tư lễ tro, cùng với việc ăn chay, kiêng thịt, mỗi giáo dân, mỗi gia đình tự nguyện dâng số tiền rút ra từ việc ăn chay kiêng thịt của ngày hôm đó, cho người nghèo. Việc này được tổ chức trong phần dâng lễ vật của ngày lễ tro.
b)            Trong suốt mùa chay, mỗi giáo dân, mỗi gia đình tự nguyện dâng số tiền rút ra từ việc giảm bớt chi tiêu hằng ngày, để góp phần vào việc truyền giáo và cho người nghèo. Cách làm : mỗi gia đình có thể tự làm một “hộp bác ái”, cha xứ sẽ cử ban đại diện đến nhận và chuyển về cho Giáo phận.